Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Lạc Hồng đã có chiến thắng đầu tiên ngay đêm khai mạc
Tối 10/5, tại Khu Thể thao Tiên Sơn, TP Đà Nẵng đã khai mạc vòng chung kết cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2011.
Cuộc thi Robocon toàn quốc 2011 có chủ đề “Tình bạn thắp sáng niềm vui” với sự tham gia của 32 đội tuyển xuất sắc nhất đã vượt qua 245 đội tới từ 56 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
32 đội chia thành 8 bảng, mỗi bảng 4 đội thi đấu vòng tròn tính điểm chọn ra 2 đội nhất và nhì vào thi đấu vòng tiếp theo.
Giải năm nay vẫn có sự tham dự của các đội mạnh như: Đại học Lạc Hồng, Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt, với mục đích tạo thêm sân chơi khoa học cho các bạn trẻ yêu công nghệ, năm nay, Ban tổ chức đã mở thêm hoạt động “Robocon Open” nhằm tạo cơ hội cho các bạn học sinh trung học phổ thông.
Các đội tuyển tham gia sẽ hướng dẫn cách lắp ráp một robot hoàn chỉnh cho các bạn học sinh cũng như khán giả.
Ngay sau lễ khai mạc là các trận đầu tiên của bảng A và B với thắng lợi lần lượt thuộc về các đội của Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Lạc Hồng - đội đương kim vô địch năm 2010
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
'Nền lương tối thiểu của Việt Nam quá thấp'
- Lương tối thiểu tăng nhưng người lao động sống không đủ là do giá cả thiết yếu tiêu dùng đẩy quá cao, tích lũy của người lao động ít, không đảm bảo mức sống - ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.
Quanh câu chuyện tăng lương cơ bản từ 1/5/2011, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ LĐ-TB&XH).
- Xin ông cho biết mức lương tối thiểu tăng được tính dựa trên những yếu tố nào?
Ông Hoàng Minh Hào: Theo Nghị định 203 năm 2004, lương tối thiểu được tính dựa trên ba yếu tố cơ bản gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt tiêu dùng (CPI) và quan hệ cung cầu lao động. Trong đó quan hệ cung cầu lao động thực ra là mức tiền công trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Vậy việc tăng lương tối thiểu lần này có gây khó khăn cho doanh nghiệp không?
Không có gì khó khăn cả, vì tăng lương đã được tính toán căn cứ vào mức lương thực tế hiện nay doanh nghiệp trả cho người lao động. Theo tính toán, điều tra của Bộ LĐ-TB&XH, so với mức lương từ 730.000 tăng lên 830.000 đồng/tháng thì ở vùng 4 chỉ có 1,2-1,3% số doanh nghiệp không thực hiện được.
Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá (ảnh NLĐ).
Tuy nhiên ở đây phải nhìn nhận, mức lương tối thiểu chỉ là bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động. Thực tế thị trường lao động mức lương thường được trả cao hơn nhiều mức lương tối thiểu, cụ thể như thuê người giúp việc cũng phải trả từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng, chứ nếu trả với mức tối thiểu 830.000 đồng/tháng thì lao động sẽ rất khó sống.
- Theo lộ trình tăng lương, đến năm 2012, lương tối thiểu của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ thống nhất một mức lương chung. Vậy theo ông liệu có thực hiện được không?
Đấy là lộ trình và chúng ta cũng đang cố gắng thực hiện. Còn thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu mức lương tối thiểu tăng cao với doanh nghiệp FDI thì cũng là cả vấn đề.
- Cứ mỗi lần nghe lương tăng thì giá cả lại tăng theo, thậm chí lương tăng không kịp với giá cả. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ôông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương - Tiền công (ảnh VnEconomy)
Giá cả là kinh tế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên trước. Thử hỏi nếu giá cả tăng lương không tăng thì người lao động sẽ như thế nào.
Ở đây giá tăng là do nhiều yếu tố tổng hợp như hiện nay nhà nước tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng theo.
Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá.
Nhưng tại sao người lao động sống không đủ lại là việc khác, đó là do giá cả thiết yếu tiêu dùng đẩy quá cao, tích lũy của người lao động ít, nền lương tối thiểu của mình thấp không đảm bảo mức sống cho nên khi lương tăng tỷ lệ cao, nhưng tổng tuyệt đối tiền lương của người lao động lại thấp.
- Vậy trước thực tế trên, Bộ LĐ-TB&XH đã có đề xuất gì để hỗ trợ đời sống của người lao động?
Trước thực tế đó vì thấy mức lương không đảm bảo nên nhà nước phải thực hiện trợ cấp. Vừa qua Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn cùng một số các Bộ ngành liên qua mới trình Chính phủ qua Quyết định 471 về trợ cấp khó khăn đối với những người có hệ số lương dưới 3,0 hoặc người lao động có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/ tháng, người hưởng lương hưu... thì được trợ cấp trong quý II là 250.000 đồng/quý để đảm bảo an sinh xã hội.
- Đối với lương tối thiểu dành cho khối hành chính sự nghiệp có ý kiến cho rằng mức lương này quá thấp không thể giúp họ đảm bảo đời sống ổn định. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đấy là do nền lương tối thiểu của mình quá thấp.
- Xin cám ơn ông!
Quanh câu chuyện tăng lương cơ bản từ 1/5/2011, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ LĐ-TB&XH).
- Xin ông cho biết mức lương tối thiểu tăng được tính dựa trên những yếu tố nào?
Ông Hoàng Minh Hào: Theo Nghị định 203 năm 2004, lương tối thiểu được tính dựa trên ba yếu tố cơ bản gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt tiêu dùng (CPI) và quan hệ cung cầu lao động. Trong đó quan hệ cung cầu lao động thực ra là mức tiền công trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Vậy việc tăng lương tối thiểu lần này có gây khó khăn cho doanh nghiệp không?
Không có gì khó khăn cả, vì tăng lương đã được tính toán căn cứ vào mức lương thực tế hiện nay doanh nghiệp trả cho người lao động. Theo tính toán, điều tra của Bộ LĐ-TB&XH, so với mức lương từ 730.000 tăng lên 830.000 đồng/tháng thì ở vùng 4 chỉ có 1,2-1,3% số doanh nghiệp không thực hiện được.
Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá (ảnh NLĐ).
Tuy nhiên ở đây phải nhìn nhận, mức lương tối thiểu chỉ là bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động. Thực tế thị trường lao động mức lương thường được trả cao hơn nhiều mức lương tối thiểu, cụ thể như thuê người giúp việc cũng phải trả từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng, chứ nếu trả với mức tối thiểu 830.000 đồng/tháng thì lao động sẽ rất khó sống.
- Theo lộ trình tăng lương, đến năm 2012, lương tối thiểu của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ thống nhất một mức lương chung. Vậy theo ông liệu có thực hiện được không?
Đấy là lộ trình và chúng ta cũng đang cố gắng thực hiện. Còn thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu mức lương tối thiểu tăng cao với doanh nghiệp FDI thì cũng là cả vấn đề.
- Cứ mỗi lần nghe lương tăng thì giá cả lại tăng theo, thậm chí lương tăng không kịp với giá cả. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ôông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Tiền lương - Tiền công (ảnh VnEconomy)
Giá cả là kinh tế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên trước. Thử hỏi nếu giá cả tăng lương không tăng thì người lao động sẽ như thế nào.
Ở đây giá tăng là do nhiều yếu tố tổng hợp như hiện nay nhà nước tăng giá điện là giá đầu vào nên đẩy toàn bộ giá cả tăng theo.
Thực tế lương tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng là tăng 13,7%, trong khi trượt giá năm 2010 là 11,75 %, như vậy là lương tăng cao hơn mức trượt giá.
Nhưng tại sao người lao động sống không đủ lại là việc khác, đó là do giá cả thiết yếu tiêu dùng đẩy quá cao, tích lũy của người lao động ít, nền lương tối thiểu của mình thấp không đảm bảo mức sống cho nên khi lương tăng tỷ lệ cao, nhưng tổng tuyệt đối tiền lương của người lao động lại thấp.
- Vậy trước thực tế trên, Bộ LĐ-TB&XH đã có đề xuất gì để hỗ trợ đời sống của người lao động?
Trước thực tế đó vì thấy mức lương không đảm bảo nên nhà nước phải thực hiện trợ cấp. Vừa qua Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn cùng một số các Bộ ngành liên qua mới trình Chính phủ qua Quyết định 471 về trợ cấp khó khăn đối với những người có hệ số lương dưới 3,0 hoặc người lao động có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/ tháng, người hưởng lương hưu... thì được trợ cấp trong quý II là 250.000 đồng/quý để đảm bảo an sinh xã hội.
- Đối với lương tối thiểu dành cho khối hành chính sự nghiệp có ý kiến cho rằng mức lương này quá thấp không thể giúp họ đảm bảo đời sống ổn định. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đấy là do nền lương tối thiểu của mình quá thấp.
- Xin cám ơn ông!
ROBOCON TECHSHOW 2011
Đối tượng đăng ký tham dự:
Giảng viên, sinh viên các trường Đại học; Cao đẳng Kỹ thuật; Trung học dạy nghề trên toàn quốc. Đăng ký theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 thành viên chính (01 giảng viên, 01 sinh viên). Số thành viên phụ không quá 3 người.
Hồ sơ tham dự gồm có: 01 bản đăng ký tham dự của nhóm có kèm ảnh cỡ 12 x 18cm của sản phẩm , các bản tự khai của các thành viên kèm theo ảnh 3 x 4cm của các cá nhân. Hồ sơ đăng ký có thể lấy trên website: robocon.vtv.gov.vn. Mỗi nhóm có thể đăng ký từ 01 sản phẩm trở lên.
Thời gian nhận phiếu đăng ký tham dự: từ ngày 15 /12/2010 – 28/2/2011.
Hồ sơ đăng ký tham dự các đội tuyển gửi trực tiếp cho bộ phận phụ trách Robocon của Ban Tổ chức Robocon 2011:
Địa chỉ liên lạc của bộ phận thường trực Ban tổ chức:
Phòng Khoa học Công nghệ
Ban Khoa Giáo – Đài Truyền hình Việt Nam
43 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Điện thoại: 04 37714809 – Fax: 04 37715506.
Email: robocon@vtv.gov.vn
Tất cả các sản phẩm và nhóm chế tạo sẽ được giới thiệu trên chương trình truyền hình “Đồng hành cùng Robocon 2011” để BGK chấm điểm và Khán giả bình chọn. Tác giả của 15 sản phẩm xuất sắc nhất sẽ được mời tham dự Chung kết Robocon 2011 tại Đà Nẵng. Chi phí do BTC đài thọ.
Tất cả các thông tin liên quan được đăng tải trên website của chương trình http://robocon.vtv.gov.vn.
Giảng viên, sinh viên các trường Đại học; Cao đẳng Kỹ thuật; Trung học dạy nghề trên toàn quốc. Đăng ký theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 thành viên chính (01 giảng viên, 01 sinh viên). Số thành viên phụ không quá 3 người.
Hồ sơ tham dự gồm có: 01 bản đăng ký tham dự của nhóm có kèm ảnh cỡ 12 x 18cm của sản phẩm , các bản tự khai của các thành viên kèm theo ảnh 3 x 4cm của các cá nhân. Hồ sơ đăng ký có thể lấy trên website: robocon.vtv.gov.vn. Mỗi nhóm có thể đăng ký từ 01 sản phẩm trở lên.
Thời gian nhận phiếu đăng ký tham dự: từ ngày 15 /12/2010 – 28/2/2011.
Hồ sơ đăng ký tham dự các đội tuyển gửi trực tiếp cho bộ phận phụ trách Robocon của Ban Tổ chức Robocon 2011:
Địa chỉ liên lạc của bộ phận thường trực Ban tổ chức:
Phòng Khoa học Công nghệ
Ban Khoa Giáo – Đài Truyền hình Việt Nam
43 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội
Điện thoại: 04 37714809 – Fax: 04 37715506.
Email: robocon@vtv.gov.vn
Tất cả các sản phẩm và nhóm chế tạo sẽ được giới thiệu trên chương trình truyền hình “Đồng hành cùng Robocon 2011” để BGK chấm điểm và Khán giả bình chọn. Tác giả của 15 sản phẩm xuất sắc nhất sẽ được mời tham dự Chung kết Robocon 2011 tại Đà Nẵng. Chi phí do BTC đài thọ.
Tất cả các thông tin liên quan được đăng tải trên website của chương trình http://robocon.vtv.gov.vn.
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 10/5/2011
Bảng đấu : A-B
Trận
BẢNG
A-B TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
1. A1 A2 CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
2. B1 B2 LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
3. A3 A4 LH-B7-ĐH LẠC HỒNG SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
4. B3 B4 HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
5. A1 A4 CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
6. B1 B4 LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
7. A2 A3 SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-B7-ĐH LẠC HỒNG
8. B2 B3 SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM
9. A3 A1 LH-B7-ĐH LẠC HỒNG CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
10. B3 B1 HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG
11. A4 A2 SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
12. B4 B2 VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 11/5/2011
Bảng đấu : C - D
Trận
BẢNG
C - D TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
13. C1 C2 BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
14. D1 D2 VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
15. C3 C4 LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
16. D3 D4 HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG
17. C1 C4 BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
18. D1 D4 VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG
19. C2 C3 SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG
20. D2 D3 BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM
21. C3 C1 LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
22. D3 D1 HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
23. C4 C2 CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
24. D4 D2 LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 12/5/2011
Bảng đấu : E - F
Trận
BẢNG
E - F TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
25. E1 E2 LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
26. F1 F2 SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
27. E3 E4 SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
28. F3 F4 SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
29. E1 E4 LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
30. F1 F4 SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
31. E2 E3 ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
32. F2 F3 CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
33. E3 E1 SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG
34. F3 F1 SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
35. E4 E2 C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
36. F4 F2 FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 13/5/2011
Bảng đấu : G - H
Trận
BẢNG
G - H TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
37. G1 G2 SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG
38. H1 H2 TL53-HỌC VIỆN PKKQ CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
39. G3 G4 CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
40. H3 H4 BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
41. G1 G4 SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
42. H1 H4 TL53-HỌC VIỆN PKKQ TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
43. G2 G3 LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
44. H2 H3 CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
45. G3 G1 CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
46. H3 H1 BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG TL53-HỌC VIỆN PKKQ
47. G4 G2 BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG
48. H4 H2 TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Bảng đấu : A-B
Trận
BẢNG
A-B TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
1. A1 A2 CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
2. B1 B2 LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
3. A3 A4 LH-B7-ĐH LẠC HỒNG SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
4. B3 B4 HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
5. A1 A4 CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
6. B1 B4 LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
7. A2 A3 SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-B7-ĐH LẠC HỒNG
8. B2 B3 SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM
9. A3 A1 LH-B7-ĐH LẠC HỒNG CN-KTĐT 01-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
10. B3 B1 HIAST C &C-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM LH -CACTUS2-ĐH LẠC HỒNG
11. A4 A2 SUNWARD-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN SQ CMP-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
12. B4 B2 VJC 2-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ OP4-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 11/5/2011
Bảng đấu : C - D
Trận
BẢNG
C - D TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
13. C1 C2 BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
14. D1 D2 VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
15. C3 C4 LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
16. D3 D4 HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG
17. C1 C4 BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
18. D1 D4 VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG
19. C2 C3 SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG
20. D2 D3 BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM
21. C3 C1 LH-E & M-ĐH LẠC HỒNG BKIT MEGA-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
22. D3 D1 HIAST-FIRE ANTS-CĐ KINH TẾ CÔNG NGHỆ TP.HCM VJC-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
23. C4 C2 CN-KTDT03-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ WPRO-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
24. D4 D2 LH-WAVE-ĐH LẠC HỒNG BKIT-FIBER-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 12/5/2011
Bảng đấu : E - F
Trận
BẢNG
E - F TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
25. E1 E2 LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
26. F1 F2 SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
27. E3 E4 SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
28. F3 F4 SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
29. E1 E4 LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
30. F1 F4 SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
31. E2 E3 ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
32. F2 F3 CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
33. E3 E1 SQ 03-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-CACTUS 1-ĐH LẠC HỒNG
34. F3 F1 SPK VENUS ++-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAO ĐỎ- ĐT3-ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
35. E4 E2 C7-KTX-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN ALLIGATOR-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
36. F4 F2 FIRE WIN-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN CĐT1-K4-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Danh sách các trận đấu Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2011
Thời gian: 20h-22h 13/5/2011
Bảng đấu : G - H
Trận
BẢNG
G - H TÊN ĐỘI – TRƯỜNG
37. G1 G2 SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG
38. H1 H2 TL53-HỌC VIỆN PKKQ CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
39. G3 G4 CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
40. H3 H4 BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
41. G1 G4 SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM
42. H1 H4 TL53-HỌC VIỆN PKKQ TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
43. G2 G3 LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
44. H2 H3 CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG
45. G3 G1 CĐT-03-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN SQ PLV-SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN
46. H3 H1 BK WIKING-ĐH BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG TL53-HỌC VIỆN PKKQ
47. G4 G2 BKIT 4U-ĐH BÁCH KHOA TP.HCM LH-AIO-ĐH LẠC HỒNG
48. H4 H2 TDKL-ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CĐT HY-ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Lưu ý : Các đội bên trái mặc áo xanh - Các đội bên phải mặc áo đỏ
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011
Cơ cấu tay quay – con trượt không gian
Trong cơ cấu tay quay – con trượt phẳng mọi điểm trên khâu động di chuyển trong các mặt phẳng song song với nhau, con trượt chạy theo phương vuông góc với đường tâm ổ quay của tay quay.
Cơ cấu tay quay – con trượt không gian không chịu các ràng buộc trên nên rất đa dạng.
Bậc tự do của cơ cấu không gian:
W = 6.n – 5.p5 – 4.p4 – 3.p3 – 2.p2 – 1.p1
n là số các khâu động, n = 3
p1, p2, p3, p4, p5 là số khớp loại 1, 2, 3, 4, 5.
Tổng số khớp: 4
Nếu chỉ xét cơ cấu có 1 bậc tự do và khâu nối giá là khớp loại 5 (khớp quay và khớp tịnh tiến) thì:
W = 6.3 – 5.2 – Rc = 1
Rc = 7
Số ràng buộc còn lại Rc của hai khớp của thanh truyền không được quá 7. Có thể nhỏ hơn 7 vì trong một số trường hợp cơ cấu có thể hoạt động được với bậc tự do thừa.
Các cơ cấu lúc đó chỉ khác nhau ở kiểu khớp nối của thanh truyền với tay quay và khớp nối thanh truyền với con trượt như trong mục A và B dưới đây.
Ở đây chỉ xét trường hợp hay gặp trong thực tế: con trượt chạy theo phương song song với đường tâm ổ quay của tay quay.
A. Khớp nối thanh truyền với tay quay và với con trượt đều là khớp cầu loại 3, hình 1a.
Tính bậc tự do:
Số khâu động n = 3
Số khớp loại 5 p5 = 2
Số khớp loại 4 p4 = 0
Số khớp loại 3 p3 = 2
Số bậc tự do W = 6.n – 5.p5 – 3.p3 – s = 6.3 – 5.2 – 3.2 – 1 = 1
Có 1 bậc tự do thừa s là chuyển động quay của thanh truyền quanh đường nối tâm hai ổ cầu.
Độ dài hành trình của con trượt H
Trong đó:
L: khoảng cách tâm hai khớp cầu của thanh truyền.
R: bán kính tay quay ( khoảng cách từ tâm ổ cầu đến đường tâm quay của tay quay).
A: khoảng cách giữa đường tâm quay của tay quay và quỹ đạo tâm khớp cầu của con trượt.
Nếu A = 0 thì H = 0.
Xem mô phỏng:
Cơ cấu tay quay – con trượt không gian không chịu các ràng buộc trên nên rất đa dạng.
Bậc tự do của cơ cấu không gian:
W = 6.n – 5.p5 – 4.p4 – 3.p3 – 2.p2 – 1.p1
n là số các khâu động, n = 3
p1, p2, p3, p4, p5 là số khớp loại 1, 2, 3, 4, 5.
Tổng số khớp: 4
Nếu chỉ xét cơ cấu có 1 bậc tự do và khâu nối giá là khớp loại 5 (khớp quay và khớp tịnh tiến) thì:
W = 6.3 – 5.2 – Rc = 1
Rc = 7
Số ràng buộc còn lại Rc của hai khớp của thanh truyền không được quá 7. Có thể nhỏ hơn 7 vì trong một số trường hợp cơ cấu có thể hoạt động được với bậc tự do thừa.
Các cơ cấu lúc đó chỉ khác nhau ở kiểu khớp nối của thanh truyền với tay quay và khớp nối thanh truyền với con trượt như trong mục A và B dưới đây.
Ở đây chỉ xét trường hợp hay gặp trong thực tế: con trượt chạy theo phương song song với đường tâm ổ quay của tay quay.
A. Khớp nối thanh truyền với tay quay và với con trượt đều là khớp cầu loại 3, hình 1a.
Tính bậc tự do:
Số khâu động n = 3
Số khớp loại 5 p5 = 2
Số khớp loại 4 p4 = 0
Số khớp loại 3 p3 = 2
Số bậc tự do W = 6.n – 5.p5 – 3.p3 – s = 6.3 – 5.2 – 3.2 – 1 = 1
Có 1 bậc tự do thừa s là chuyển động quay của thanh truyền quanh đường nối tâm hai ổ cầu.
Độ dài hành trình của con trượt H
Trong đó:
L: khoảng cách tâm hai khớp cầu của thanh truyền.
R: bán kính tay quay ( khoảng cách từ tâm ổ cầu đến đường tâm quay của tay quay).
A: khoảng cách giữa đường tâm quay của tay quay và quỹ đạo tâm khớp cầu của con trượt.
Nếu A = 0 thì H = 0.
Xem mô phỏng:
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011
Tiết kiệm năng lượng kiểu SV Bách khoa
Đề án tiết kiệm năng lượng của ba SV năm cuối khoa điện - điện tử ĐH Bách khoa TP.HCM vừa đoạt giải nhì cuộc thi “Tiết kiệm năng lượng” tại Singapore, với sự tham gia của nhiều trường ĐH trong khu vực Đông Nam Á.
Dựa trên các số liệu tiêu thụ điện, lượng nước trên thực tế ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Bùi Thái Luân, Trần Ngọc Quý và Lê Trường Phú đã đưa ra ý tưởng và xây dựng một đề án cải thiện sự lãng phí năng lượng ngay tại ngôi trường mình đang học.
Ba sinh viên của nhóm tại vòng chung kết ở Singapore - Ảnh: CTV
Truy tìm số liệu lãng phí
Tháng 7-2010, cuộc thi “Tiết kiệm năng lượng” của Tập đoàn Schneider Electric Đông Nam Á dành cho tất cả SV các trường ĐH khu vực Đông Nam Á được phát động. Dù đang trong thời gian chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa, nhưng ba chàng trai vẫn quyết tâm lập thành một nhóm tham gia cuộc thi. “Cuộc thi thật sự hấp dẫn nhóm vì giải pháp tiết kiệm năng lượng phải áp dụng ngay tại trường đại học của đội tham gia cuộc thi”, Thái Luân cho biết.
Bước vào cuộc chơi, nhóm quyết định sẽ nghiên cứu các số liệu thực tế về điện, nước trường tiêu thụ. Để có đầy đủ số liệu này, nhóm đã lên phòng kế hoạch - tài chính của trường xin hóa đơn tiền điện, tiền nước về tổng hợp. Rồi các bạn khảo sát từng khu giảng đường, từng phòng học, lượng sinh viên vào học... để tìm số lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng của từng phòng.
Sau khi phân tích xong các nguồn tiêu thụ năng lượng chủ yếu trong trường, nhóm tập trung giải quyết việc tiết kiệm năng lượng ở đèn thắp sáng, nước, máy điều hòa và đặc biệt là nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của mọi người. Chỉ riêng việc nghiên cứu tiết kiệm nước, nhóm đã phải dành ra hai tháng nghiên cứu, tính toán, trao đổi trực tiếp với nhân viên tưới cây, dọn vệ sinh, tìm ra số lượng nguồn nước phải dùng trong một ngày với ba nguồn tiêu thụ chính: tưới cây, làm vệ sinh và dùng trong phòng thí nghiệm...
Những giải pháp thiết thực
Sau thời gian tổng hợp, phân tích số liệu điện năng và nguồn nước trường tiêu thụ hằng tháng, ba chàng trai đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Giải pháp năng lượng cho Trường ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM - Đơn giản nhưng hiệu quả”.
Để tiết kiệm nguồn điện, nhóm đưa ra giải pháp thay hệ thống đèn chiếu sáng cũ bằng đèn mới, lắp cảm ứng biến đếm số người tương đối vào lớp học để bật các dãy đèn. Ưu tiên bật các đèn gần bảng giáo viên để khuyến khích SV ngồi dãy bàn đầu. Tại các phòng có điều hòa, tích hợp hệ thống điện vào chìa khóa. Khi khóa cửa ra ngoài, phòng sẽ tự động ngắt hệ thống điện. Rồi tận dụng sự giao lưu giữa khí lạnh với khí nóng đầu vào của máy lạnh để tiết kiệm điện năng...
Để tiết kiệm nước, nhóm quyết tận dụng lượng nước mưa thu được từ mái các tòa nhà trong mùa mưa. Nguồn nước dùng cho nhà vệ sinh và tưới cây không cần sạch tuyệt đối nên lượng nước mưa sau khi lọc sơ có thể dùng. Giải pháp này còn giúp giảm áp lực cho các hệ thống thoát nước trong mùa mưa.
Và giải pháp cuối cùng là hệ thống giám sát mức sử dụng năng lượng bằng cách đưa ra các số liệu điện tại từng nơi sử dụng, giúp mọi người nhận ra sự lãng phí ở đâu. “Không cần hô hào, kêu gọi suông mà phải chỉ cho mọi người thấy họ đang lãng phí ở đâu, từ đó họ mới có ý thức tiết kiệm”, Thái Luân chia sẻ thông điệp của nhóm.
Tính ứng dụng cao
Tại vòng chung kết cuộc thi “Tiết kiệm năng lượng” tổ chức ở Singapore cuối tháng 3-2011 với chủ đề “Xây dựng một thế giới xanh tại trường đại học của tôi”, nhóm đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi với phần thưởng 1.000 USD.
Về hiệu quả của đề tài tiết kiệm năng lượng, Thái Luân dẫn chứng: “Nếu đầu tư kinh phí khoảng 82.000 euro, các giải pháp tiết kiệm sẽ giảm khoảng 393 tấn khí CO2 thải ra môi trường, tiết kiệm khoảng 636.000 kWh điện mỗi năm. Và chỉ cần tám tháng sẽ thu hồi kinh phí”.
Nhận xét về đề tài, thầy Nguyễn Tuấn Hùng - giảng viên Trường ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM, người trực tiếp hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài - cho biết: “Đề tài được hội đồng giám khảo đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống. Đặc biệt là hai giải pháp về ánh sáng và nước, không phức tạp về công nghệ, có thể áp dụng dễ dàng ở nhiều trường học, công ty. Các giải pháp khác nhóm đưa ra cũng rất đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít kinh phí”.
Theo thanhnien.com.vn
Dựa trên các số liệu tiêu thụ điện, lượng nước trên thực tế ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Bùi Thái Luân, Trần Ngọc Quý và Lê Trường Phú đã đưa ra ý tưởng và xây dựng một đề án cải thiện sự lãng phí năng lượng ngay tại ngôi trường mình đang học.
Ba sinh viên của nhóm tại vòng chung kết ở Singapore - Ảnh: CTV
Truy tìm số liệu lãng phí
Tháng 7-2010, cuộc thi “Tiết kiệm năng lượng” của Tập đoàn Schneider Electric Đông Nam Á dành cho tất cả SV các trường ĐH khu vực Đông Nam Á được phát động. Dù đang trong thời gian chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa, nhưng ba chàng trai vẫn quyết tâm lập thành một nhóm tham gia cuộc thi. “Cuộc thi thật sự hấp dẫn nhóm vì giải pháp tiết kiệm năng lượng phải áp dụng ngay tại trường đại học của đội tham gia cuộc thi”, Thái Luân cho biết.
Bước vào cuộc chơi, nhóm quyết định sẽ nghiên cứu các số liệu thực tế về điện, nước trường tiêu thụ. Để có đầy đủ số liệu này, nhóm đã lên phòng kế hoạch - tài chính của trường xin hóa đơn tiền điện, tiền nước về tổng hợp. Rồi các bạn khảo sát từng khu giảng đường, từng phòng học, lượng sinh viên vào học... để tìm số lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng của từng phòng.
Sau khi phân tích xong các nguồn tiêu thụ năng lượng chủ yếu trong trường, nhóm tập trung giải quyết việc tiết kiệm năng lượng ở đèn thắp sáng, nước, máy điều hòa và đặc biệt là nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của mọi người. Chỉ riêng việc nghiên cứu tiết kiệm nước, nhóm đã phải dành ra hai tháng nghiên cứu, tính toán, trao đổi trực tiếp với nhân viên tưới cây, dọn vệ sinh, tìm ra số lượng nguồn nước phải dùng trong một ngày với ba nguồn tiêu thụ chính: tưới cây, làm vệ sinh và dùng trong phòng thí nghiệm...
Những giải pháp thiết thực
Sau thời gian tổng hợp, phân tích số liệu điện năng và nguồn nước trường tiêu thụ hằng tháng, ba chàng trai đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Giải pháp năng lượng cho Trường ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM - Đơn giản nhưng hiệu quả”.
Để tiết kiệm nguồn điện, nhóm đưa ra giải pháp thay hệ thống đèn chiếu sáng cũ bằng đèn mới, lắp cảm ứng biến đếm số người tương đối vào lớp học để bật các dãy đèn. Ưu tiên bật các đèn gần bảng giáo viên để khuyến khích SV ngồi dãy bàn đầu. Tại các phòng có điều hòa, tích hợp hệ thống điện vào chìa khóa. Khi khóa cửa ra ngoài, phòng sẽ tự động ngắt hệ thống điện. Rồi tận dụng sự giao lưu giữa khí lạnh với khí nóng đầu vào của máy lạnh để tiết kiệm điện năng...
Để tiết kiệm nước, nhóm quyết tận dụng lượng nước mưa thu được từ mái các tòa nhà trong mùa mưa. Nguồn nước dùng cho nhà vệ sinh và tưới cây không cần sạch tuyệt đối nên lượng nước mưa sau khi lọc sơ có thể dùng. Giải pháp này còn giúp giảm áp lực cho các hệ thống thoát nước trong mùa mưa.
Và giải pháp cuối cùng là hệ thống giám sát mức sử dụng năng lượng bằng cách đưa ra các số liệu điện tại từng nơi sử dụng, giúp mọi người nhận ra sự lãng phí ở đâu. “Không cần hô hào, kêu gọi suông mà phải chỉ cho mọi người thấy họ đang lãng phí ở đâu, từ đó họ mới có ý thức tiết kiệm”, Thái Luân chia sẻ thông điệp của nhóm.
Tính ứng dụng cao
Tại vòng chung kết cuộc thi “Tiết kiệm năng lượng” tổ chức ở Singapore cuối tháng 3-2011 với chủ đề “Xây dựng một thế giới xanh tại trường đại học của tôi”, nhóm đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi với phần thưởng 1.000 USD.
Về hiệu quả của đề tài tiết kiệm năng lượng, Thái Luân dẫn chứng: “Nếu đầu tư kinh phí khoảng 82.000 euro, các giải pháp tiết kiệm sẽ giảm khoảng 393 tấn khí CO2 thải ra môi trường, tiết kiệm khoảng 636.000 kWh điện mỗi năm. Và chỉ cần tám tháng sẽ thu hồi kinh phí”.
Nhận xét về đề tài, thầy Nguyễn Tuấn Hùng - giảng viên Trường ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM, người trực tiếp hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài - cho biết: “Đề tài được hội đồng giám khảo đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống. Đặc biệt là hai giải pháp về ánh sáng và nước, không phức tạp về công nghệ, có thể áp dụng dễ dàng ở nhiều trường học, công ty. Các giải pháp khác nhóm đưa ra cũng rất đơn giản, dễ thực hiện và tốn ít kinh phí”.
Theo thanhnien.com.vn
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011
Công nghiệp ô tô: “Béo” dịch vụ, sửa chữa
Giải pháp nào cho một quy hoạch, một con đường mới đối với ngành công nghiệp ô tô?
Dễ dàng nhìn thấy khu vực sửa chữa tại phần lớn đại lý các hãng ôtô lúc nào cũng chật kín. Một phương thức mà khách hàng hiện đang áp dụng là vào đại lý kiểm tra xe rồi ra các gara bên ngoài để sửa chữa, thay thế phụ tùng, giá thường giảm hơn ½ so với sửa chữa tại các đại lý chính hãng.
Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể của lĩnh vực ôtô, có thể thấy rõ hơn bản chất của hiện trạng cụ thể, để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn doanh nghiệp, hiểu rõ hơn để đưa ra được những quy hoạch phù hợp – nói như một chuyên gia nghiên cứu sâu, kỹ về lĩnh vực này trong hơn 20 năm qua thì cái gì ta yếu thì DN càng có lợi. Họ có quyền chính đáng của họ. Người tiêu dùng đương nhiên là chịu thiệt. Quan trọng ở chỗ là những người làm quản lý, chính sách nghĩ gì về việc đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn đến việc lợi nhuận từ việc bảo hành và sửa chữa của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN.
Yếu
Một điều mà hầu hết cả DN, nhà quản lý, các chuyên gia đều nhận định, nhận định bao nhiêu năm nay là ngành công nghiệp ôtô VN yếu, mà mấu chốt của cái yếu đó nằm ở chỗ chưa sản xuất được những chi tiết linh kiện quan trọng như động cơ, hộp số, hệ truyền động. Điều đó đúng, nhưng chỉ là một phần có thể nói là rất nhỏ và như hầu hết những người tâm huyết với ngành ôtô đến nay đều cho rằng chúng ta có nên nặng nề việc sản xuất ra những chi tiết, linh kiện quan trọng đó hay không ? Thực sự không cần, nhất là khi chúng ta ( Bao gồm tất cả các thành phần) đều khẳng định cả những linh kiện phụ tùng nhỏ nhất, đơn giản nhất ta vẫn chưa làm được. Chưa làm được ở đây hiểu theo hai vế: Vế thứ nhất là các linh kiện, phụ tùng đơn giản đó phục vụ cho các sản phẩm trong nước. Vế thứ hai là các linh kiện phụ tùng đơn giản đó ngoài việc phục vụ cho nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu hay không, hay nói một cách khác là có tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không ?
Chúng tôi đặt dấu hỏi cho vấn đề này vì mới đây, tại cuộc hội thảo về quy hoạch cho ngành CN ôtô đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có một thông tin gây sửng sốt cho mọi người là VN xuất khẩu linh kiện phụ tùng trong lĩnh vực ôtô rất lớn, lớn hơn hoặc ngang với việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô để lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, có cảm giác như tất cả những linh kiện, phụ tùng đó đều được mang đi xuất khẩu mà không được sử dụng tại VN. Nói là cảm giác vì trên thực tế điều này, kể cả những người đưa ra số liệu này cũng chưa tìm hiểu sâu và kỹ.
Nhưng vẫn lợi
Phải khẳng định một điêù chắc chắn và quá cũ, chắc chắn và quá cũ đến mức mà bao nhiêu năm nay công nghiệp ôtô Việt nam muốn thay đổi mà không được là công nghiệp ôtô nói chung của VN quá yếu, công nghiệp phụ trợ quá kém. Đó là điều không có lợi cho ngành, lĩnh vực và người tiêu dùng. Xét ở góc độ DN thì điều đó chưa chắc đã không có lợi. Có khi lại còn có lợi lớn. Tại sao?
Trong mấy năm vừa qua, cho dù giá bán xe cao, nhưng thị trường ôtô VN vẫn phát triển rất mạnh về số lượng. Đi kèm theo sự phát triển về số lượng bán xe mới là sự phát triển lớn khoảng gấp 2 lần về dịch vụ sửa chữa của các đại lý, của các nhà lắp ráp. Trên thực tế, dù chưa có những thống kê chính thức từ các cơ quan quản lý về vấn đề cụ thể này, nhưng theo tính toán của nhiều chuyên gia và ngay cả chính DN trong ngành cho rằng tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, sửa chữa vào khoảng 35% - 40 %/ năm và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhận định này mới chỉ dựa trên các đại lý chính thức của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô của VN chứ chưa tính đến các gara sửa chữa bên ngoài (nhan nhãn khắp nơi). Cũng đã có những đúc kết rằng bán xe mới thì còn có lúc lãi, lúc lỗ (cả xe nhập khẩu), nhưng sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hiệu thì chưa bao giờ thấy lỗ và khoản lãi từ mảng kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, cung cấp phụ tùng chính hiệu hiện nay có thể chiếm từ 60 -70 % khoản lãi của các đại lý ôtô. Trao đổi với chúng tôi, hầu như khách hàng nào đang sử dụng ôtô cũng đều kêu ca về giá cả trong lĩnh vực dịch vụ bảo hành, sửa chữa của các đại lý. Họ có kêu thì cũng phải chịu vì về cơ bản các phụ tùng đều phải nhập khẩu, giá cao là chuyện đương nhiên vì người tiêu dùng không biết, không thể hiểu. Lãi hay không nằm chính ở chỗ đó. Và chúng ta có quyền đặt vấn đề nếu ngành công nghiệp phụ trợ ôtô VN phát triển thì có lẽ điều này sẽ không bao giờ xẩy ra.
Theo baocongthuong
Dễ dàng nhìn thấy khu vực sửa chữa tại phần lớn đại lý các hãng ôtô lúc nào cũng chật kín. Một phương thức mà khách hàng hiện đang áp dụng là vào đại lý kiểm tra xe rồi ra các gara bên ngoài để sửa chữa, thay thế phụ tùng, giá thường giảm hơn ½ so với sửa chữa tại các đại lý chính hãng.
Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể của lĩnh vực ôtô, có thể thấy rõ hơn bản chất của hiện trạng cụ thể, để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn doanh nghiệp, hiểu rõ hơn để đưa ra được những quy hoạch phù hợp – nói như một chuyên gia nghiên cứu sâu, kỹ về lĩnh vực này trong hơn 20 năm qua thì cái gì ta yếu thì DN càng có lợi. Họ có quyền chính đáng của họ. Người tiêu dùng đương nhiên là chịu thiệt. Quan trọng ở chỗ là những người làm quản lý, chính sách nghĩ gì về việc đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn đến việc lợi nhuận từ việc bảo hành và sửa chữa của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN.
Yếu
Một điều mà hầu hết cả DN, nhà quản lý, các chuyên gia đều nhận định, nhận định bao nhiêu năm nay là ngành công nghiệp ôtô VN yếu, mà mấu chốt của cái yếu đó nằm ở chỗ chưa sản xuất được những chi tiết linh kiện quan trọng như động cơ, hộp số, hệ truyền động. Điều đó đúng, nhưng chỉ là một phần có thể nói là rất nhỏ và như hầu hết những người tâm huyết với ngành ôtô đến nay đều cho rằng chúng ta có nên nặng nề việc sản xuất ra những chi tiết, linh kiện quan trọng đó hay không ? Thực sự không cần, nhất là khi chúng ta ( Bao gồm tất cả các thành phần) đều khẳng định cả những linh kiện phụ tùng nhỏ nhất, đơn giản nhất ta vẫn chưa làm được. Chưa làm được ở đây hiểu theo hai vế: Vế thứ nhất là các linh kiện, phụ tùng đơn giản đó phục vụ cho các sản phẩm trong nước. Vế thứ hai là các linh kiện phụ tùng đơn giản đó ngoài việc phục vụ cho nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu hay không, hay nói một cách khác là có tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không ?
Chúng tôi đặt dấu hỏi cho vấn đề này vì mới đây, tại cuộc hội thảo về quy hoạch cho ngành CN ôtô đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có một thông tin gây sửng sốt cho mọi người là VN xuất khẩu linh kiện phụ tùng trong lĩnh vực ôtô rất lớn, lớn hơn hoặc ngang với việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô để lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, có cảm giác như tất cả những linh kiện, phụ tùng đó đều được mang đi xuất khẩu mà không được sử dụng tại VN. Nói là cảm giác vì trên thực tế điều này, kể cả những người đưa ra số liệu này cũng chưa tìm hiểu sâu và kỹ.
Nhưng vẫn lợi
Phải khẳng định một điêù chắc chắn và quá cũ, chắc chắn và quá cũ đến mức mà bao nhiêu năm nay công nghiệp ôtô Việt nam muốn thay đổi mà không được là công nghiệp ôtô nói chung của VN quá yếu, công nghiệp phụ trợ quá kém. Đó là điều không có lợi cho ngành, lĩnh vực và người tiêu dùng. Xét ở góc độ DN thì điều đó chưa chắc đã không có lợi. Có khi lại còn có lợi lớn. Tại sao?
Trong mấy năm vừa qua, cho dù giá bán xe cao, nhưng thị trường ôtô VN vẫn phát triển rất mạnh về số lượng. Đi kèm theo sự phát triển về số lượng bán xe mới là sự phát triển lớn khoảng gấp 2 lần về dịch vụ sửa chữa của các đại lý, của các nhà lắp ráp. Trên thực tế, dù chưa có những thống kê chính thức từ các cơ quan quản lý về vấn đề cụ thể này, nhưng theo tính toán của nhiều chuyên gia và ngay cả chính DN trong ngành cho rằng tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, sửa chữa vào khoảng 35% - 40 %/ năm và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhận định này mới chỉ dựa trên các đại lý chính thức của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô của VN chứ chưa tính đến các gara sửa chữa bên ngoài (nhan nhãn khắp nơi). Cũng đã có những đúc kết rằng bán xe mới thì còn có lúc lãi, lúc lỗ (cả xe nhập khẩu), nhưng sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hiệu thì chưa bao giờ thấy lỗ và khoản lãi từ mảng kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, cung cấp phụ tùng chính hiệu hiện nay có thể chiếm từ 60 -70 % khoản lãi của các đại lý ôtô. Trao đổi với chúng tôi, hầu như khách hàng nào đang sử dụng ôtô cũng đều kêu ca về giá cả trong lĩnh vực dịch vụ bảo hành, sửa chữa của các đại lý. Họ có kêu thì cũng phải chịu vì về cơ bản các phụ tùng đều phải nhập khẩu, giá cao là chuyện đương nhiên vì người tiêu dùng không biết, không thể hiểu. Lãi hay không nằm chính ở chỗ đó. Và chúng ta có quyền đặt vấn đề nếu ngành công nghiệp phụ trợ ôtô VN phát triển thì có lẽ điều này sẽ không bao giờ xẩy ra.
Theo baocongthuong
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)