Vít cấy
Là chi tiết hình trụ, hai đầu đều có ren, một đầu dùng để vặn vào chi tiết bị ghép, một đầu được vặn với đai ốc. Mối ghép vít cấy đươc biểu diễn như trên hình 4.30. Vít cấy được dùng khi chi tiết bị ghép quá dày hay vì một lí do nào đó không dùng bu lông được.
Có hai loại vít cấy: Hình 4.31
* Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoát dao.
* Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.
Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi tiết bị ghép phụ thuộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó.
Cụ thể:
Loại I: Lắp vào chi tiết bằng thép, bằng đồng: l1 = d
Loại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25d
Loại III: Lắp vào chi tiết bằng nhôm: l1 = 2 d
– Ký hiệu của vít cấy gồm có:
Kiểu vít cấy – ký hiệu ren – chiều dài l của vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy.
Ví dụ: Vít cấy A1 – M20 x 120 TCVN 3608 – 81, có nghĩa là:
Vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ Mét, d = 20mm.
Căn cứ vào đường kính d, tra bảng 4.67 ta được các thông số cần thiết của vít cấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét