MTA VIETNAM sẽ trở lại Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 5 – 8 tháng 7 tại Trung tâm Hội Chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), dự đoán thu hút khoảng 350 công ty tham gia triển lãm đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong lần khảo sát khách tham quan vào năm ngoái, khoảng 90% khách được cho biết sẽ trở lại tham quan MTA VIETNAM2011 vì họ đã thu thập được nhiều kiến thức bổ ích và các mối quan hệ kinh doanh quan trọng.
MTA VIETNAM2010 thu hút hơn 6,900 khách tham quan chuyên ngành đến để được kết nối với các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành và tận mắt chiêm ngưỡng những giải pháp và các thiết bị máy móc tiên tiến nhất trên thế giới. Trong đó có 70 nhóm khách tham quan đến từ các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu trong nước và quốc tế như ABE Industrial, Đại Đồng Tiến, Fujitsu Hirota Precision, Hokuriku Machinery Club, Meinan Vietnam, ScanCom Vietnam, Sunmore Vietnam, Toyo Precision, Z755 (Vietnam’s Ministry of Defence) và nhiều công ty khác. Triển lãm năm 2010 có hơn 340 công ty tham gia triển lãm quốc tế, tăng 40% so với năm 2009.
.
Anh Đặng Văn Như, Giám đốc công ty Thái Ngư Hà Nội, một trong những khách tham quan, đã phát biểu về triển lãm năm ngoái như sau: “Đây đúng là một triển lãm rất bổ ích. Nên có nhiều triển lãm tương tự như MTA VIETNAM tại Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi đang tìm kiếm các thiết bị định dạng và chúng tôi thực sự đã tìm kiếm được nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp tại triển lãm. Đây là lần đầu tiên tôi đến tham quan triển lãm MTA VIETNAM nhưng chắc chắn tôi sẽ đến tham quan vào năm 2011.”
MTA VIETNAM hướng tới hỗ trợ cho những nhu cầu về sản xuất đang phát triển mạnh mẽ của Viêt Nam. Cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay trong quý I năm 2011, ngành chế biến và sản xuất đã thu hút được 1.55 tỉ đô la mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chiếm 65% tổng số điều lệ đăng ký. Trong năm 2010, ngành này đứng thứ 2 xét về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 127% vốn điều lệ so với năm 2009.
Với những tiến bộ trong ngành sản xuất của Việt Nam nhờ những chính sách ưu đãi của chính phủ, những cam kết khi gia nhập WTO và định hướng tự do hoá ngành công nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020. Việt Nam hy vọng sẽ trở thành cơ sở sản xuất lớn trong khu vực Đông Nam Á nhờ có môi trường kinh doanh thuận lợi với giá nhân công thấp, hợp tác đầu tư và đẩy mạnh mậu dịch.
Ông William Lim, Giám đốc Dự án triển lãm MTA VIETNAM, công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore – Ban tổ chức triển lãm – cho hay: “Khi ngành sản xuất của Việt Nam đang ngày càng phát triển, MTA VIETNAM2011 hướng tới phục vụ ngành này với một triển lãm chất lượng, mang đến những loại thiết bị và giải pháp hàng đầu đến với khách tham quan. Sự kiện này sẽ là một diễn đàn quan trọng cho các chuyên gia trong ngành để cùng kết nối, khám phá các cơ hội kinh doanh, và thu thập kiến thức về xu hướng phát triển mới nhất trên thị trường.”
MTA VIETNAM2011 sẽ có các doanh nghiệp quan trọng như Blum, Bystronic, Carl Zeiss, Chin Fong, DMG/MORI SEIKI, Fair Friend, Heidenhain, Jainnher, Mitsubishi Electric, Mitutoyo, MST, Nikon, Renishaw, TRUMPF và Yamazen. Một sự kiện quốc tế đích thực với 12 nhóm gian hàng đến từ Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc (2), Singapore, Đài Loan (2), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh Quốc.
Triển lãm: MTA VIETNAM2010
(Phối hợp tổ chức với MetrologyVietnam2011, ToolTecVietnam2011, SubConVietnam2011, AutomationVietnam2011)
Ngày: 5 – 8 Tháng 7 năm 2011 (Thứ Ba - Thứ Sáu)
Địa điểm: Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC)
Địa chỉ: 799 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 09 giờ 00 – 17 giờ 00
Đối tượng tham dự: Dành cho doanh nhân và doanh nghiệp trong ngành.
Đôi nét về MTA VIETNAM
MTA VIETNAM ra mắt lần đầu tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2005 và đã không ngừng phát triển để trở thành sự kiện thương mại về các giải pháp trong sản xuất hàng đầu Việt Nam, thu hút ít nhất 80% các công ty tham gia triển lãm quốc tế trong tất cả các kỳ triển lãm. MTA VIETNAM được tổ chức bởi Công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore (SES) và phối hợp tổ chức với Công ty Tổ chức Triển lãm VCCI. Vui lòng truy cập www.mtavietnam.com để biết thêm chi tiết.
Để tiết kiệm thời gian của quý vị, vui lòng truy cập đường dẫn http://www.mtavietnam.com/pre-registration/?newsignin để đăng ký trước và tham khảo thêm nhiều thông tin liên quan.
Liên hệ tham quan: Cô Tuyết Nhung / ĐT: 08 39307618
Email: visit@vietallworld.com
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Tổ chức Lễ khai mạc tuần 5S
Đến dự buổi lễ có ông Motonori Tsuno – Trưởng Đại diện văn phòng Jica Việt Nam; ông Hayashida Tkayui -Cố vấn cao cấp của Dự án Jica Việt Nam; ông mori, Akiba - chuyên gia Dự án Jica HaUI; phóng viên báo Lao động, báo Công thương, Tạp chí Công nghiệp.
Về phía trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có TS. Trần Đức Quý - Hiệu trưởng; đ/c Hà Xuân Quang - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Ủy ban 5S; Ban Giám hiệu, Thường vụ Công đoàn; Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội sinh viên, nhóm công tác, ban 5S, trưởng, phó các đơn vị.
Thay mặt Ban Lãnh đạo Nhà trường, TS. Trần Đức Quý phát biểu khai mạc.
Tại tại buổi lễ, ông Hayashida Tkayui đánh giá cao trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong việc triển khai 5S tại trường. Ông hy vọng Nhà trường sẽ áp dụng thành công các nguyên tắc này.
Tiếp đó, đ/c Hà Xuân Quang giới thiệu về hoạt động 5S tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
5S là 1 phương pháp quản lý nhằm cải tiến môi trường sống/làm việc. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật, ứng dụng chính thức từ năm 1985, hiện nay phổ biế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 5S là 5 chữ đầu của các từ:
S1: sàng lọc (Seiri – Sorting out): loại bỏ những thứ lỗi thời, không cần thiết cho thông thoáng.
S2: Sắp xếp (Seiton - Storage): sắp xếp vật dụng ngăn nắp và đúng chỗ để tiện sử dụng khi cần, không phải tìm kiếm.
S3: Sạch sẽ (Seiso - Shining): vệ sinh, quét dọn, lau chùi vật dụng, nơi làm việc sạch sẽ, không bụi bẩn.
S4: Săn sóc (Seiketsu - Standards): đặt tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục.
S5: Sẵn sàng (Shitsuke - Sustain): tạo thói quen sãn sàng thực hiện, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra.
Dự án đã được Nhà trường bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2010 với mục đích tạo ra môi trường học tập, làm việc an toàn, sạch sẽ, gọn gàng. Hiện tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang có 5 đơn vị đang áp dụng thí điểm hoạt động này.
Sau phần giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Ủy ban 5S, các đại biểu đã cùng lãnh đạo Nhà trường đi thăm quan các xưởng 5S mẫu: xưởng Phay (Trung tâm Việt Nhật); xưởng thực hành điện tử cơ bản (khoa Điện tử), xưởng thực hành điện cơ bản (khoa Điện), xưởng hàn (Trung tâm Việt Hàn), các phòng làm việc của phòng Đào tạo.
Theo kế hoạch ngày 28/4 các Doanh nghiệp sẽ đến thăm quan 5S tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ngày 29/4 Nhà trường sẽ tổ chức đánh giá, trao thưởng, bế mạc tuần lễ 5S.
Về phía trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có TS. Trần Đức Quý - Hiệu trưởng; đ/c Hà Xuân Quang - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Ủy ban 5S; Ban Giám hiệu, Thường vụ Công đoàn; Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội sinh viên, nhóm công tác, ban 5S, trưởng, phó các đơn vị.
Thay mặt Ban Lãnh đạo Nhà trường, TS. Trần Đức Quý phát biểu khai mạc.
Tại tại buổi lễ, ông Hayashida Tkayui đánh giá cao trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong việc triển khai 5S tại trường. Ông hy vọng Nhà trường sẽ áp dụng thành công các nguyên tắc này.
Tiếp đó, đ/c Hà Xuân Quang giới thiệu về hoạt động 5S tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
5S là 1 phương pháp quản lý nhằm cải tiến môi trường sống/làm việc. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật, ứng dụng chính thức từ năm 1985, hiện nay phổ biế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 5S là 5 chữ đầu của các từ:
S1: sàng lọc (Seiri – Sorting out): loại bỏ những thứ lỗi thời, không cần thiết cho thông thoáng.
S2: Sắp xếp (Seiton - Storage): sắp xếp vật dụng ngăn nắp và đúng chỗ để tiện sử dụng khi cần, không phải tìm kiếm.
S3: Sạch sẽ (Seiso - Shining): vệ sinh, quét dọn, lau chùi vật dụng, nơi làm việc sạch sẽ, không bụi bẩn.
S4: Săn sóc (Seiketsu - Standards): đặt tiêu chuẩn cho 3S nói trên và thực hiện liên tục.
S5: Sẵn sàng (Shitsuke - Sustain): tạo thói quen sãn sàng thực hiện, duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra.
Dự án đã được Nhà trường bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2010 với mục đích tạo ra môi trường học tập, làm việc an toàn, sạch sẽ, gọn gàng. Hiện tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang có 5 đơn vị đang áp dụng thí điểm hoạt động này.
Sau phần giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Ủy ban 5S, các đại biểu đã cùng lãnh đạo Nhà trường đi thăm quan các xưởng 5S mẫu: xưởng Phay (Trung tâm Việt Nhật); xưởng thực hành điện tử cơ bản (khoa Điện tử), xưởng thực hành điện cơ bản (khoa Điện), xưởng hàn (Trung tâm Việt Hàn), các phòng làm việc của phòng Đào tạo.
Theo kế hoạch ngày 28/4 các Doanh nghiệp sẽ đến thăm quan 5S tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ngày 29/4 Nhà trường sẽ tổ chức đánh giá, trao thưởng, bế mạc tuần lễ 5S.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)