Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Tăng tốc giải ngân vốn FDI: Tín hiệu cảm nhận cơ hội?

Trong tháng 3 đã có 1,39 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tháng 3, các chỉ tiêu liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thường chịu áp lực bởi giai đoạn đột biến sau Tết Nguyên đán, khi nhiều địa phương công bố hàng loạt dự án mới đăng ký.

Chốt quý 1 năm nay, thu hút FDI cho thấy vài điểm nổi bật, liên quan đến vốn giải ngân và dự án đăng ký tăng vốn, theo như số liệu từ báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Giải ngân FDI lần đầu trong năm vượt 1 tỷ USD

Theo báo cáo, trong tháng 3 đã có 1,39 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Tổng hợp lại, số tiền các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân 3 tháng đầu năm nay đã lên mức 2,54 tỷ USD.

Đáng lưu ý là vốn FDI giải ngân đã có một chu kỳ tăng trưởng khá mạnh kể từ đầu năm, khởi đầu ở mức hạn chế 420 triệu USD trong tháng 1 đã tăng lên 730 triệu USD tại tháng 2, và tháng này lại ở mức gần gấp đôi so với tháng trước.

Quan trọng hơn, giải ngân vốn FDI thường được cho là xuất phát từ cảm nhận cơ hội kinh doanh phía trước đã chắc chắn hơn từ phía doanh nghiệp. Nếu vậy, đây được cho là diễn biến tích cực trong bối cảnh đầu tư trong nước bước vào giai đoạn khó khăn, sau loạt chính sách tiết giảm của Chính phủ.

So với “định mức” 11,5 tỷ USD của năm nay, lượng vốn giải ngân trong quý 1/2011 bằng khoảng 22,1%.

“Soi” vào hoạt động ngoại thương của khối doanh nghiệp FDI, trong 3 tháng đầu năm nay, các chỉ tiêu về xuất, nhập khẩu của khối này đều tăng khoảng 28-31% so với cùng kỳ. Điều này có thể đã ảnh hưởng đến nhìn nhận của khối doanh nghiệp này?

Kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011, bao gồm cả dầu thô, ước đạt gần 10,5 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ; không kể dầu thô còn đạt khoảng 8,9 tỷ USD, tăng tương ứng 31,3%. Kim ngạch nhập khẩu cùng thời kỳ ước đạt gần 9,5 tỷ USD, tăng 28,4%.

Như vậy, nếu tính cả dầu thô, quý đầu năm nay khối doanh nghiệp FDI xuất siêu khoảng 969 triệu USD; không kể dầu thô thì khối này nhập siêu 588 triệu USD.

Sự “trở lại” của dự án tăng vốn

Vốn FDI đăng ký từ gần 1,4 tỷ USD trong tháng 2 đã tụt xuống mức 814 triệu USD trong tháng 3. Tuy nhiên, sự sụt giảm chủ yếu xảy ra ở mục vốn đăng ký mới.

Theo số liệu được công bố, trong tháng 3 đã có 80 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 566 triệu USD, giảm hơn nhiều so với con số gần 1,3 tỷ USD của tháng 2. Với cập nhật số liệu mới, quý 1 ghi nhận 173 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn gần 2,04 tỷ USD, chỉ bằng gần 60% số dự án và 65% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, vốn đăng ký tăng thêm đang trong xu hướng gia tăng. Trong tháng 3, đã có 23 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký 248 triệu USD (tháng 2 là 9 dự án và 81 triệu USD; tháng 1 là 5 dự án và 5 triệu USD).

Như vậy, trong quý 1 đã có 37 dự án tăng vốn với cam kết 334 triệu USD, so với cùng kỳ chỉ bằng 31% về số dự án nhưng tương đương 83% về vốn đăng ký, tỷ lệ khá cao so với nhiều tháng trước đó.

Tổng hợp lại, quý 1/2011 đã có 2,37 tỷ USD vốn FDI đăng ký cả cấp mới và tăng vốn, tương đương khoảng 67% cùng kỳ năm 2010. Đáng lưu ý là con số vốn đăng ký trong quý 1 còn thấp hơn vốn giải ngân cùng thời kỳ.

Chế biến chế tạo, “cửa hút” vốn

Có thể kinh doanh khởi sắc là động lực, cũng có thể chiến lược điều chỉnh khu vực sản xuất của nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến cục diện thu hút đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, lĩnh cực chế biến chế tạo đang vượt trội về độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài ghi nhận, trong 3 tháng qua đã có 76 dự án đăng ký cấp mới và 30 dự án tăng vốn thuộc lĩnh vực này, tổng vốn đăng ký vượt 1,55 tỷ USD, chiếm khoảng 65% tổng lượng vốn các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.

Tiếp ngay sau, lĩnh vực xây dựng chỉ thu hút được 30 dự án với gần 206 triệu USD; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa chỉ mới thu hút trên 50 triệu USD…

Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư lớn vào Việt Nam trong quý 1/2011, đứng là Singapore với 19 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 1,1 tỷ USD. Hồng Kông và British Virgin Islands xếp liền sau lần lượt đăng ký đầu tư khoảng 331 triệu USD và 277 triệu USD.

Về phía các địa phương thu hút vốn FDI lớn trong quý 1/2011, ba vị trí đầu là Tp.HCM, Đà Nẵng và Ninh Thuận với lượng vốn tương ứng là 1,08 tỷ USD, 365 triệu USD và 266 triệu USD.

Kiến Thức Cơ Bản Khi Làm Robocon

Có lẽ về cơ bản thì ai cũng biết là để làm robot tham gia cuộc thi Robocon thì cũng phải có sự phân công lao động một cách hợp lý trong 3 lĩnh vực: mạch điện tử, cơ khí, lập trình.

Mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng, cần những kiến thức rất khác nhau. Trong khi sinh viên hiện nay được đào tạo theo các chuyên ngành, và đã học về điện tử thì thường là không biết nhiều về cơ khí, học cơ khí thì lại không biết về lập trình. Vậy yêu cầu đặt ra với mỗi đội nếu muốn giành chiến thắng đó là phải có được sự kết hợp. Các thành viên trong đội nên là những người có am hiểu trong các lĩnh vực khác nhau mà quan trọng nhất là cơ khí và điện tử, còn lập trình thì chỉ cần một người khá về tin học là có thể học được trong một thời gian khoảng 2, 3 tháng. Đây là điều kiện đầu tiên để có thể giành chiến thắng. Nếu không thì chỉ gọi là làm được thôi chứ không thể làm tốt để vô địch. Tôi xin lấy ví dụ trong năm 2004. Ở ĐHBKHN ban đầu có một phong trào rất mạnh, rất nhiều đội đang ký tham dự nhưng đa số lại là những người cùng lớp trong 1 đội vì vậy một tất yếu là mỗi đội chỉ làm tốt được một phần cơ khí hoặc mạch điện. Chỉ có đội BKHTSI ngay từ đầu được đánh giá là khả quan nhất với sự góp mặt của Sơn-lập trình + mạch và Thanh - cơ khí. Hai người đều là những người đã có rất nhiều kinh nghiệm từ trước. Vậy điều đầu tiên phải xem xét là vấn đề lựa chọn thành viên.

Về lập trình thì không có nhiều phức tạp mà chỉ cần chọn ngôn ngữ cho phù hợp, thường là Asembly và Turbo C: Asembly thì lập trình gần với ngôn ngữ máy nên dung lượng nhỏ hơn nhiều so với bộ nhớ của vi điều khiển 89c51.

Các bạn có thể lập trình thoải mái cũng chỉ đến 1 K bộ nhớ, trong khi bộ nhớ của vi điều khiển 89c51 là 4K).

- Ngôn ngữ C thì là ngôn ngữ lập trình bậc cao hơn nên lập trình dễ hơn nhưng lại tốn bộ nhớ hơn. Các bạn nên dùng chương trình Reads51 (download tại www.rigelcorp.com). Chương trình này hỗ trợ cả Assembly và C, nó lại có khả năng giả lập các cổng vào/ra của họ IC 89c51 , nến rất thuận tiện cho việc lập trình mà không cần mạch điện. Nên dùng cảm biến đếm vạch riêng, cảm biến bám vạch riêng để việc lập trình được rõ ràng và khó bị lẫn.

Về cơ khí thì tốt nhất các bạn hãy học theo cách làm của các đội đi trước, xem cách họ gắn động cơ vào xe, các trục quay... Nếu các bạn không có điều kiện xem trực tiếp của các đội đi trước thì tôi xin có 1 số ý kiến thế này:

Khi bắt các thanh nhôm không nên dùng ke mà cưa 4 góc của thanh nhôm rồi bẻ ra để bắt vào nhau. Không dùng vít mà dùng đinh tán. Để gắn chặt bánh vào động cơ nên dùng vít chí (loại này có thể thuê các cửa hàng cơ khí làm hộ - dọc đường Đê La Thành - Hà Nội).

- Gắn động cơ vào robot không nên bằng cách chỉ buộc động cơ vì khi tải nặng sẽ làm nghiêng bánh dẫn đến xe di chuyển không chuẩn. Ở đây có một vật liệu rất đặc biệt đó là các cục nhựa (mua Ở Hàng Bông hoặc chợ Trời - Hà Nội). Ta đem nhựa đi cưa thành hình hộp và khoan lỗ để bắt vào khung xe, đồng thời khoan lỗ to để cho vòng bi vào, xuyên trục bánh xe qua 2 bộ vòng bi rồi mới dùng vít chí để gắn vào trục động cơ như vậy thì động cơ không hề phải chịu lực ấn nào mà chỉ có bánh xe tì lên 2 vòng bi + khối nhựa.

- Nhựa ở trên ta còn có thể làm một bộ phận rất quan trọng đó là các lô cuốn. Ta đem đi tiện thành hình trụ có vành ở ngoài giống như lõi chỉ và khoan lỗ ở trục vừa bằng trục động cơ, dùng vít chí hoặc đơn giản là que sắt để gắn chặt vào trục động cơ, buộc dây cố định vào lô cuốn. Như vậy khi động cơ quay ta sẽ cuốn dây để kéo vật hay làm chuyển động các bộ phận.

Về mạch điện:

* Thiết kế mạch:

- Các mạnh cơ bản dùng cho robot các bạn có thể tìm trong sách hoặc trên mạng vì vậy tôi không trình bày kỹ mà tôi chỉ khuyên hãy chia ra thành 3 module riêng là:

+ Mạch của vi điều khiển.
+ Mạch của sensor (cảm biến nhận biết vạch trắng)
+ Mạch của động cơ.

Có một hiện tượng rất hay gặp đó là khi xe chạy được một lúc thì vi điều khiển bị treo. Lý do là có các xung mạnh đánh ngược về nguồn nuôi của vi điều khiển làm cho nguồn nuôi không còn ổn định ở 5V, dẫn đến bị treo. Cách xử lý triệt để hiện tượng này có nhiều bước:

+ Trước hết cứ giữ nguyên mạch của bạn và bổ sung thêm một hệ thống các tụ (chỉ cần tụ loại 1 03 là đủ), các tụ này bạn đặt chặn ở trước tất cả các nguồn nuôi, song song với các công tắc hành trình, đầu ra của mạch sensor, đầu vào của công tắc hành trình... nói chung là ở bất kỳ điểm nào thường xuyên xảy ra những thay đổi đột biến về mức điện áp.

+ Thứ nữa là nên dùng mạch động cơ theo kiểu cầu H, sử dụng Transistor trường, tuyệt đối tránh dùng các Rơ le trong mạch.

+ Sử dụng bộ cách ly, thiết kế mạch làm sao để phần mạch lực (nguồn nuôi động cơ, Transistor đóng mở động cơ, các trở liên quan) và phần mạch điều khiển (các trở, các bộ đảo, bộ logic... linh kiện nối trực tiếp với vi điều khiển ) phải tách biệt thành 2 khu, chỉ nối với nhau qua bộ cách ly.

Để đảm bảo không có hiện tượng có 2 Transistor thẳng hàng cùng mở dẫn đến nối tắt mạch thì phải sử dụng IC logic (ví dụ 74HCOO: thực ra là 4 NAND bạn tìm cách tổ hợp để trong 4 đầu ra của nó có 2 cặp luôn không cùng một mức logic).

Trong mạch vi điều khiển chú ý là phải để dây dẫn từ thạch anh đến chân của vi điều khiển là ngắn nhất. Tức là xếp thạch anh càng gần chân 19,20 của vi điều khiển thì càng tốt.

- Độ rộng dây của phần điều khiển nên để nhỏ (khoảng 20 đối với đơn vị inchs) vì chạy trên nó toàn là các tín hiệu, còn phần mạch lực phải để rộng (khoảng 70-90 inchs) vì nó chịu dòng lớn.

- Sau cùng của phần thiết kế là một vấn đề nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là nên chia toàn bộ mạch của ta ra thành các module riêng hay thiết kế cho tất cả vào một bo mạch.

+ Nếu các bạn không tự làm mạch in đượcc thì nên chia thành các module riêng vì sẽ thuận lợi trong việc đi đặt mạch in, và với mỗi con robot ta lại cần số lượng các module khác nhau (ví dụ mỗi robot thường là 1 bo vi điều khiển, 1 bo sensor, nhưng có con chỉ cần 3 bo động cơ trong khi con phức tạp cần tới 6 - 7 bo động cơ). Tuy vậy, nhược điểm là giữa các bo ta phải nối bằng dây và giắc cắm nên có khả năng phát sinh nhiễu và lẫn lộn các dây.

+ Nếu các bạn có thể tự làm mạch in thì nên gộp chung vào một bo sẽ khắc phục đ¬ược nhiễu và nhiều dây cắm. Nhưng sẽ có khó khăn là việc đi dây sẽ rất khó, mà nhiều khi buộc phải câu dây hoặc dùng loại mạch in 2 lớp.

Làm mạch in:

Nếu ai mới bắt đầu làm robot thì thường tập trung vào việc dùng bo cắm để thử mạch rồi khi thấy tốt rồi sẽ mang đi thuê thợ làm mạch in. Tuy nhiên, các bạn sẽ thấy sự bất tiện của nó, không chủ động, chờ lâu, vì đắt nên ngại thay đổi thường phải đặt nhiều thì mới àm... và cả sự khó chịu khi gặp phải ông thợ nào khó tính. Tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu ngay cách tự làm mạch in vì nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên mà lại rẻ hơn rất nhiều. Qua tham khảo nhiều cách làm thì tôi xin giới thiệu một cách mà tôi thấy là dễ, rẻ và tiện lợi nhất chỉ 5.000 VNĐ cho 1dm2:

- Bước 1: Thiết kế bằng Protel, Orcad ta sẽ có được kích thước của các chân linh kiện sau đó đem in (cách này nếu không có máy in ở nhà thì khó vì ít cửa hàng in nào có Protel và Orcad). Cách khác cho người chưa thạo dùng Protel, Orcad thì tìm cách xuất sang rle Autocad, Corel Draw để chỉnh sửa đường di dây trực quan như mình đang vẽ sau đó cũng đem in. Nếu là cũng không thạo cả 2 chương trình trên thì dùng cách chụp ảnh màn hình rồi dùng Paint để chỉnh sửa vì chủ yếu là ta cân khoảng cách các chân linh kiện. Hai cách sau thì việc in dễ hơn vì nó là những định dạng file quen thuộc.

- bước 2: xem thêm ở http://hauionline.com/showthread.php?t=5052 rõ chi tiết \:d/
__________________
Mượn xe nhớ đổ xăng